Tổng hợp những quy định về thanh toán bù trừ công nợ cần biết

12/08/2021
Cấn trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT? Có được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN? Cùng tham khảo bài viết dưới đây

Những quy định về thanh toán bù trừ công nợ, mẫu biên bản bù trừ công nợ, cách hạch toán bù trừ công nợ, cụ thể như sau:

1. Dưới đây là câu hỏi của 1 bạn gửi cho Tổng cục thuế

* Câu hỏi:

- Công ty tôi có mua hàng hóa của đối tác trị giá trên hóa đơn là 60 triệu đồng. Do khách hàng còn nợ tiền mua hàng của Công ty tôi là 35 triệu đồng => Nên Công ty thực hiện bù trừ công nợ. Số tiền còn lại 25 triệu Công ty thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

- Vậy tôi xin hỏi, hóa đơn này có được tính vào chi phí hợp lý cả 60 triệu hay không?

* Trả lời: Ngày 24/06/2015 Tổng cục thuế trả lời trên website http://gdt.gov.vn:

Căn cứ qui định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về các

khoản chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thì:

- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

- Theo quy định của chính sách thuế giá trị gia tăng thì phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra cũng được coi là thanh toán không dùng tiền mặt, do đó việc thanh toán hóa đơn của Công ty bạn được xác định là thanh toán không dùng tiền mặt nên được tính vào chi phí hợp lý tổng số tiền trên hóa đơn.

* Trích dẫn các điều mới nhất về quy định thanh toán bù trừ công nợ:

Theo Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015:

“4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

a. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

b. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; Cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua, hoặc nhờ người mua chi hộ.”

2. Về thuế TNDN

Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC:

“2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:

“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (Giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”

=> Như vậy: Để việc thanh toán bù trừ công nợ hợp lý và được khấu trừ thuế GTGT thì cần:

- Hợp đồng mua bán (Quy định rõ trong hợp đồng về việc thanh toán bù trừ công nợ).

- Biên bản bù trừ công nợ giữa 2 bên (Phải có xác nhận của 2 bên).

- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

3. Cách hạch toán bù trừ công nợ:

Ví dụ: Công ty B mua hàng cho công A với giá trị là 70 triệu đồng Nhưng Công ty A còn nợ của Công ty B: 35 triệu đồng. Nên 2 bên thực hiện bù trừ công nợ => Số tiền còn lại 35 triệu đồng, Công ty A thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

- Khi mua hàng, ghi:

Nợ 156: 70 triệu đồng

Nợ 133: 7 triệu đồng

Có 331 : 77 tr

- Cấn trừ công nợ, ghi:

Nợ 331: 35 triệu đồng

Có 131: 35 triệu đồng

- Khi thanh toán, ghi:

Nợ 331: 35 triệu đồng

Có 112: 35 triệu đồng

-- ST--

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN VỀ DỊCH VỤ NHA KHOA THEO TT 133/2016/TT-BTC

11/08/2021

Dưới đây là HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN VỀ DỊCH VỤ NHA KHOA THEO THÔNG TƯ 133/2016/TT-BTC. Mời bạn đọc cùng tham khảo

TỔNG QUAN KHÁI NIỆM THUẾ NHÀ THẦU LÀ GÌ? ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁCH TÍNH

10/08/2021

Dưới đây là bài viết tổng quan nhất về Thuế nhà thầu. Bạn đọc cùng Moka tham khảo nhé

Hướng dẫn hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu, thừa chờ giải quyết

09/08/2021

Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu – thừa chờ giải quyết. Trên thực tế, khi Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê tài sản, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu thì xử lý thế nào? Bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Facebook