HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN VỀ DỊCH VỤ NHA KHOA THEO TT 133/2016/TT-BTC

11/08/2021
Dưới đây là HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN VỀ DỊCH VỤ NHA KHOA THEO THÔNG TƯ 133/2016/TT-BTC. Mời bạn đọc cùng tham khảo

Theo chuẩn mực kế toán thì Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng 1 giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp => Công ty dịch vụ Nha khoa phải hạch toán tính giá thành, tập hợp chi phí để tính giá thành, cụ thể như sau:

- Chi phí NVL (Theo dõi Nhập xuất tồn cho từng loại).

- Chi phí nhân công.

- Chi phí sản xuất chung.

1. Một số nghiệp vụ hạch toán cần thiết

- Mua NVL, ghi:

Nợ TK 152

Có TK liên quan

- Nghiệp vụ xuất thẳng không qua kho, ghi:

Nợ TK 154 (Chi tiết)

Có TK liên quan

- Xuất NVL tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 1541

Có TK 152

- Nhân công, ghi:

Nợ TK 1542

Có TK 334

- Trích BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ, ghi:

Nợ TK 1542

Có TK 334

Có TK 338

- Tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 632

Có TK 1542

- Chi phí chung, ghi:

Nợ TK 1543

Có TK 242, 214

- Tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 632

Có TK 1543

- Xuất hóa đơn đầu ra xuất theo từng hợp đồng đầu ra hoặc có phát sinh theo từng khách hàng, ghi:

Nợ TK 131/111

Có TK 511

Có TK 3331 (Nếu có)

- Các bút toán cuối tháng kết chuyển doanh thu, chi phí

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

(Đối với dịch vụ Nha khoa, công việc tính giá thành là rất phức tạp, vì không có một định mức cụ thể nào cho một sản phẩm được).

>> Xem thêm: Muốn làm kế toán công nợ giỏi cần phải những kinh nghiệm gì? 

2. Thuế GTGT

Theo Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC:

- Tại Khoản 9 quy định: “Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi, dịch vụ sinh đẻ có kế hoạch, dịch vụ điều dưỡng sức khoẻ, phục hồi chức năng cho người bệnh, vận chuyển người bệnh, dịch vụ cho thuê phòng bệnh, giường bệnh của các cơ sở y tế; Xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người bệnh.

Trường hợp trong gói dịch vụ chữa bệnh (Theo quy định của Bộ Y tế) bao gồm cả sử dụng thuốc chữa bệnh thì khoản thu từ tiền thuốc chữa bệnh nằm trong gói dịch vụ chữa bệnh cũng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”

- Tại Khoản 24 quy định: “Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh, bao gồm cả sản phẩm là bộ phận cấy ghép lâu dài trong cơ thể người; Nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác dùng cho người tàn tật”.

=> Căn cứ các quy định trên thì: Dịch vụ nội nha, gắn răng giả, cạo vôi răng, chữa viêm nướu, nhổ răng, trám răng, chữa tủy thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp có phát sinh hoạt động dịch vụ nha khoa không đáp ứng các điều kiện về đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định trên như làm răng thẩm mỹ thì các hoạt động này thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 10%.

>> Xem thêm: Thế nào là thuế GTGT được khấu trừ - điều kiện khấu trừ thuế cho DN

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

TỔNG QUAN KHÁI NIỆM THUẾ NHÀ THẦU LÀ GÌ? ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁCH TÍNH

10/08/2021

Dưới đây là bài viết tổng quan nhất về Thuế nhà thầu. Bạn đọc cùng Moka tham khảo nhé

Hướng dẫn hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu, thừa chờ giải quyết

09/08/2021

Hạch toán tài sản, hàng hóa thiếu – thừa chờ giải quyết. Trên thực tế, khi Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê tài sản, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu thì xử lý thế nào? Bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TT 200/2014/TT-BTC

09/08/2021

Dưới đây là hướng dẫn hạch toán thuế bảo vệ môi trương theo thông tư 200(Hướng dẫn tại điều 52 của Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014)

Facebook