Mẫu Báo cáo tài chính? Hưỡng dẫn cách đọc BCTC đơn giản nhất
26/02/2021
Công việc của người kế toán kiểm toán công việc liên quan đến tài chính kinh thế thì "mẫu báo cáo tài chính" không còn quá lạ lẫm. Thường là cuối năm hoặc giữa niên độ của các công ty, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành báo cáo tài chính để đánh giá và nhìn lại hiệu quả hoạt động của công ty doanh nghiệp mình. Công việc đọc mẫu báo cáo tài chính không phải ai cũng hiểu rõ và biết cách đọc đúng. Bài viết dành riêng để nói về chủ đề này.
Mẫu báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm những gì?
Trong mẫu báo cáo tài chính có những gì?
Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về mẫu báo cáo về tài chính của công ty doanh nghiệp gồm những gì? Trong vấn đề này chúng ta sẽ xét theo 2 quy định, một là dựa theo quyết định 48/QĐ-BTC và hai là dựa theo Thông tư 200/204/TT-BTC.
Đối với quyết định 48/QĐ-BTC
Mẫu báo cá TC của công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ được quy định tại điểm 3, mục I, phần thứ ba của quyết định 48/QĐ-BTC như sau:
Báo cáo bắt buộc
STT |
Tên báo cáo |
Mẫu số |
1 |
Bảng Cân đối kế toán |
B 01 – DNN |
2 |
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh |
B 02 – DNN |
3 |
Bản Thuyết minh |
B 09 – DNN |
4 |
Báo cáo gửi cho cơ quan thuế |
Lập và gửi thêm phụ biểu sau |
5 |
Bảng Cân đối tài khoản |
F 01 – DNN |
Báo cáo không bắt buộc (khuyến khích có)
Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ mẫu số B 03 – DNN, ngoài ra có thể lập thêm các báo cáo tài chính công ty chi tiết khác để phục vụ chỉ đạo, quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, sản xuất…
Báo cáo quy định cho các Hợp tác xã
STT |
Tên báo cáo |
Mẫu số |
1 |
Bảng Cân đối tài khoản |
B 01 – DNN/HTX |
2 |
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh |
B 02 – DNN |
3 |
Bản Thuyết minh |
B 09 – DNN/HTX |
Nội dung bảng báo cáo tài chính
Nội dung báo cáo tài chính
Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn về những nội dung cần trình bày nội dung và các chỉ tiêu trong mẫu báo cáo tài chính:
Bảng Cân đối kế toán
Đây là bảng tóm tắt về những gì mà doanh nghiệp có, sở hữu và nợ ở một thời gian nhất định, nó phải chỉ rõ tài sản cố định của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Các tài sản cố định gồm: Tài sản hữu hình và Tài sản vô hình
Tài sản vãng lai gồm:
- Tiền mặt tại ngân hàng
- Tiền nợ của khách hàng
- Bán thành phẩm
- Cổ phiếu
- Các khoản trả trước
- Các khoản đầu tư ngắn hạn
- Các khoản nợ vãng lai
- Vốn chủ sở hữu và dự trữ
- Các khoản nợ dài hạn
Báo cáo kết quả kinh doanh
Người ta thường gọi báo cáo kết quả kinh doanh là bảng báo cáo lãi lỗ của doanh nghiệp, nó chỉ ra sự cân bằng giữa chi phí và thu nhập trong từng kỳ kế toán. Báo cáo tài chính kinh doanh bắt buộc phải có báo cáo kết quả kinh doanh để phản ánh tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, định hướng cho doanh nghiệp trong tương lai. Bản báo cáo kết quả kinh doanh sẽ bao gồm 2 phần:
Báo cáo lãi lỗ
Doanh thu: bao gồm tổng doanh thu, doanh thu thuần, hàng bán bị trả lại, giảm giá bán hàng, chiết khấu thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt.
Giá vốn hàng bán: tổng chi phí để mua hàng và sản xuất
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: chi phí quản lý và chi phí lưu thông
Lãi/lỗ: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước: Bao gồm các tiêu chí nghĩa vụ đối với nhà nước của doanh nghiệp, các khoản lệ phí, chi phí, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các khoản thuế…
Bản thuyết trình
Bao gồm những thông tin sau:
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, công ty
- Chuẩn mực và chế độ kế toán mà công ty áp dụng
- Kỳ kế toán, đơn vị tiền sử dụng trong kế toán
- Các chính sách kế toán mà công ty áp dụng
- Những thông tin bổ sung cho Báo cáo tình hình biến động vốn chủ sở hữu, các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán.
Kỳ lập báo cáo tài chính là gì?
Kỳ lập báo cáo tài chính
Theo điều 98 của TT 200/2014/TT-BTC thì kỳ lập báo cáo tài chính sẽ bao gồm:
Kỳ lập giữa niên độ: bao gồm báo tài chính quý (cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên
Kỳ lập năm: Các công ty, doanh nghiệp sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính theo quy định của Luật kế toán
Kỳ lập khác: Các doanh nghiệp cũng có thể tham khảo cách lập mẫu báo cáo theo kỳ kế toán khác như tuần, tháng 6, tháng 9…theo yêu cầu của công ty mẹ, chủ sở hữu hoặc của pháp luật quy định
Thời hạn nộp báo cáo
Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài
- Doanh nghiệp mới thành lập: chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Doanh nghiệp đang hoạt động: chỉ cần nộp khi mới ra kinh doanh.
Thời hạn nộp tờ khai thuế khác như GTGT, TNCN, TNDN…
- Theo tháng: chậm nhất là ngày 20 của tháng sau
- Theo quý: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau
- Theo năm: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên năm sau
- Theo từng lần phát sinh: Chậm nhất là ngày thứ 10 sau khi phát sinh
Xem thêm:
Báo cáo tài chính và những điều lưu ý quan trọng kế toán cần biết
Đầy đủ và cụ thể nhất - Trong bộ Báo cáo tài chính gồm những gì?
----
MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA
Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA
Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818
Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook