Kỳ kế toán là gì? - Thời gian từng kỳ tháng quý năm phải làm là gì?

21/02/2021
Tại doanh nghiệp mới thành lập hay cả doanh nghiệp thành lập lâu năm thì cũng phải có một công việc kỳ nào cũng phải làm đó là kỳ kế toán. Khái niệm kỳ KT là không hề mới đối với hầu hết các kế toán viên trong các đơn vị. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được chính xác khái niệm kỳ kế toán là gì? và cũng như việc áp dụng các loại kỳ kế toán đối với từng trường hợp cụ thể theo từng kỳ kế toán tháng, quý , năm.

KỲ KẾ TOÁN THÁNG

Thuế

  • Tờ khai thuế GTGT
  • Tờ khai thuế TNDN
  • Tờ khai thuế TNCN
  • Báo cáo sử dụng hóa đơn
  • ......

Nội bộ

  • Báo cái tài chính
  • Báo cáo quản trị
  • ......
KỲ KẾ TOÁN QUÝ

Thuế

  • Tờ khai thuế GTGT
  • Tờ khai thuế TNDN
  • Tờ khai thuế TNCN
  • Báo cáo sử dụng hóa đơn
  • ......

Nội bộ

  • Báo cái tài chính
  • Báo cáo quản trị
  • ......
KỲ KẾ TOÁN NĂM

Thuế

  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN
  • Tờ khai quyết toán thuế TNCN
  • Báo cáo tài chính
  • ....

Nội bộ

  • Báo cái tài chính
  • Báo cáo quản trị
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bảng thống kê những nội dung cần phải nộp theo từng kỳ tháng quý năm

1. Khái niệm kỳ kế toàn là gì?

Theo Luật kế toán Việt Nam do Quốc Hội ban hành (Điều 3 của Luật kế toán số 88/2015/QH13) thì kỳ kế toán là khoảng thời gian xác định từ thời điểm đơn vị kế toán bắt đầu ghi sổ kế toán đến thời điểm kết thúc việc ghi sổ kế toán, khoá sổ kế toán để chuẩn bị lập báo cáo tài chính.

Xem thêm: Tất cả các công đoạn lập báo cáo tài chính đơn giản chính xác hiệu quả

2. Các loại kỳ kế toán thông thường

Từ khái niệm trên thì kỳ kế toán được xác định để lập báo cáo tài chính, mà báo cáo tài chính nếu chia theo thời gian thì được chia làm các loại: báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính quý, tháng, cho nên kỳ kế toán gồm các loại tương ứng sau:

2.1 Kỳ kế toán năm( hay còn gọi là niên độ kế toán) :

Thời gian là 12 tháng – Tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch.

Đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu quý này năm nay đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính biết.

2.2 Kỳ kế toán quý

Thời gian là 3 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến ngày cuối cùng tháng cuối quý.

2.3 Kỳ kế toán tháng

Thời gian  là 1 tháng, tính từ ngày đầu tháng đến ngày cuối của tháng.

3. Kỳ kế toán đầu tiên

–  Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập: tính từ ngày được cấp giấy đăng ký hoạt động kinh doanh đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, hoặc kỳ kế toán quý, tháng tương ứng.

–  Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị khác mới thành lập (ví dụ: các đơn vị hành chính sự nghiệp): tính từ ngày có hiệu lực ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, quý, tháng tương ứng.

4. Kỳ kế toán cuối cùng

Là khái niệm dùng cho đơn vị kế toán khi chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chấm dứt hoạt động,… thì kế toán cuối cùng được tính từ ngày đầu kỳ kế toán năm (quý, tháng) đến ngày trước ngày ghi trên quyết định chia, tách, hợp nhất, doanh nghiệp…có hiệu lực.

5. Kỳ kế toán trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo (đối với kỳ kế toán đầu tiên), hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó (đối với kỳ kế toán cuối cùng) để tính thành một kỳ kế toán năm nhưng phải nhỏ hơn 15 tháng.

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

Trả lương chậm DN phải trả thêm lương cho nhân viên nếu quá 15 ngày

20/05/2021

Căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021) thì công ty phải trả lương cho người lao động đúng kỳ hạn theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Trong các trường hợp bất khả kháng, công ty có thể chậm trả lương nhưng không được chậm quá 30 ngày, nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì công ty có nghĩ vụ đền bù cho NLĐ.

Tất cả công việc quan trọng kế toán phải làm ngoài Tết Dương 2021

20/04/2021

Sau thời gian được nghỉ Tết Dương lịch 2021 đây có rất nhiều công việc quan trọng cần phải hoàn thành để có một cái Tết Nguyên Đán yên vui. Kế toán nhất định phải nắm chắc những công việc cần làm trước và sau nghỉ lễ dưới đây. Moka xin đưa ra những công việc cụ thể cần làm:

13 Nội dung cần thực hiện giải trình với đoàn thanh tra thuế 2021

15/04/2021

DƯỚI ĐÂY: 13 Nội dung cần thực hiện giải trình với đoàn thanh tra thuế 2021

Facebook