Kế toán Doanh nghiệp Phần mềm là gì? Hướng dẫn cách Hạch toán kế toán doanh nghiệp phần mềm

16/11/2021
Kế toán DN phần mềm là gì? Công việc của kế toán DN phần mềm như thế nào? Cách để hạch toán kế toán DN phần mềm. Trong nội dung bài viết dưới đây, Moka xin phép giới thiệu tới bạn đọc những thông tin bài viết sẽ trả lời cho các câu hỏi trên.

KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM LÀ GÌ?


Kế toán Doanh nghiệp (DN) phần mềm là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc thực hiện các công việc liên quan đến sổ sách kế toán, thuế tại DN phần mềm. Ngoài những công việc cơ bản kế toán DN phần mềm còn phải thực hiện nhiều công việc đặc thù của DN phần mềm.

– Đặc thù DN phần mềm: DN phần mềm là các DN kinh doanh với các sản phẩm chính là phần mềm, công nghệ phần mềm, phân phối và phát triển các sản phẩm phần mềm như: Hosting, Domain, các phần mềm, các giải pháp phần mềm, website,...

Các loại dịch vụ phần mềm gồm:

- Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin.

- Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm.

- Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm.

- Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm.

- Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm.

- Dịch vụ tích hợp hệ thống.

- Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin.

- Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm.

- Các dịch vụ phần mềm khác.


Ảnh minh họa

I. CÔNG VĂN 2962/CT-TTHT 2019, CÔNG VĂN 2270/TCT-CS 2020 CỦA TỔNG CỤC THUẾ ĐỐI VỚI CÔNG TY PHẦN MỀM QUY ĐỊNH:


1. Về thuế thu nhập doanh nghiệp:

– Trường hợp DN được cấp phép thực hiện dự án đầu tư mới đáp ứng điều kiện là dự án đầu tư mới theo quy định tại Khoản 3, Điều 10, Thông tư 96/2015/TT-BTC và Dự án đầu tư mới này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm thì thu nhập từ hoạt động này được hưởng ưu đãi thuế:

+ Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới;

+ Miễn thuế 04 năm kể từ năm đầu tiên DN có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Trường hợp DN không có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.

– DN thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp Thuế TNDN theo kê khai để được áp dụng ưu đãi.

2. Về thuế giá trị gia tăng:

– Hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Khoản 21, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC.

– Trường hợp DN sản xuất sản phẩm phần mềm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; Cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 0% nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC.

» Xem thêm: Chi tiết về Nghiệp vụ và Hạch toán kế toán DN sản xuất thực phẩm

II. CÔNG VIỆC CẦN LÀM CỦA KẾ TOÁN DN PHẦN MỀM:


Những công việc cơ bản cần làm của 1 kế toán doanh nghiệp phần mềm bao gồm:

- Căn cứ vào các hợp đồng dịch vụ thiết kế website, phần mềm ứng dụng và tiện ích để tính giá thành, doanh thu của sản phẩm cho DN.

- Thực hiện kiểm tra chứng từ, hồ sơ từ các hợp đồng dịch vụ của khách hàng để cập nhật hệ thống, lưu trữ và dễ dàng truy xuất dữ liệu khi cần, đề xuất hướng xử lý nếu có sai sót của chứng từ.

- Tính toán và thực hiện phản ánh, báo cáo các khoảng chi phí, nghiệp vụ phát sinh của DN như: Chi phí thiết bị máy móc, trang thiết bị làm việc,...

- Thực hiện tính doanh thu và lợi nhuận theo tháng, quý, năm,... để báo cáo và phản ánh doanh thu dịch vụ và xác nhận đúng kết quả kinh doanh.

- Thực hiện làm sổ sách, kê khai các khoản thuế và lập báo cáo tài chính cho DN.

- Thực hiện Quyết toán thuế cuối năm.

- Theo dõi, kiểm tra việc đảm bảo an toàn tài sản của DN. Tính khấu hao tài sản của DN theo đúng thời gian, đúng quy trình thực tế, khoa học cho DN.

- Theo dõi và phân bổ CCDC hợp lý để tính chi phí. Tính định mức tiêu hao CCDC.

III. CÁCH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN DN PHẦN MỀM:


1. Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối vào đầu năm:

- Trường hợp TK 4212 có Số Dư Có (Lãi), ghi:

+ Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

+ Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

- Trường hợp TK 4212 có Số Dư Nợ (Lỗ), ghi:

+ Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

+ Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay

2. Xác định lệ phí môn bài phải nộp trong năm:

- Hạch toán lệ phí môn bài, ghi:

+ Nợ TK 6425

+ Có TK 3338

- Nộp tiền lệ phí môn bài, ghi:

+ Nợ TK 3338

+ Có TK 111, 112

3. Tính giá thành sản phẩm:

Do đặc điểm ngành nghề ⇒ Yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm được tính từ lương nhân viên thiết kế, chi phí phụ vụ cho công tác thiết kế, chi phí sản xuất chung (Khấu hao công cụ, dịch vụ mua ngoài như điện, internet,...).

- Tập hợp chi phí để tính giá thành TK 154: TK 622, TK 627

- Chi phí nhân công

+ Chi phí: Nợ TK 622, 627/Có TK 334

+ Chi trả: Nợ TK 334/Có TK 111, 112

- Chi chi phí sản xuất chung

Đối với trang thiết bị phục vụ công việc nhân viên như máy vi tính, bút, thước kẻ, bàn ghế, giấy và các vật dụng khác phục vụ công việc,…

× Hóa đơn đầu vào:

- Nếu là dịch vụ, ghi:

+ Nợ TK 627, 1331

+ Có TK 111, 112, 331,…

- Nếu là công cụ, ghi:

+ Nợ TK 153, 1331

+ Có TK 111, 112, 331

- Đưa vào sử dụng, ghi:

+ Nợ TK 242

+ Có TK 153

- Phân bổ, ghi:

+ Nợ TK 627

+ Có TK 242

- Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ, ghi:

+ Nợ TK 154

+ Có TK 622, 627

Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ ⇒ Phân bổ vào cuối hàng tháng

- Xuất hóa đơn hạch toán doanh thu, ghi:

+ Nợ TK 111, 112, 131

+ Có TK 511

- Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ, ghi:

+ Nợ TK 632

+ Có TK 154

× Hóa đơn đầu ra:

- Nếu là dịch vụ, ghi:

+ Nợ TK 642*, 1331

+ Có TK 111, 112, 331,…

- Nếu là công cụ, tài sản cố định, ghi:

+ Nợ TK 153, 211, 1331

+ Có TK 111, 112, 331

- Đưa vào sử dụng, ghi:

+ Nợ TK 242

+ Có TK 153

- Phân bổ, ghi:

+ Nợ TK 642*

+ Có TK 242, 214

- Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ, và phân bổ vào cuối hàng tháng:

+ Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/Có TK 515

+ Phí ngân hàng: Nợ TK 6425/ Có TK 112

× Cuối tháng xác định lãi lỗ DN:

- Nếu lãi, ghi:

+ Nợ TK 911

+ Có TK 4212

- Nếu lỗ, ghi:

+ Nợ TK 4212

+ Có TK 911

- Cuối các quý, năm xác định chi phí Thuế TNDN phải nộp, ghi:

+ Nợ TK 8211

+ Có TK 3334

- Kết chuyển, ghi:

+ Nợ TK 911

+ Có TK 8211

- Nộp tiền, ghi:

+ Nợ TK 3334

+ Có TK 111, 112

» Xem thêm: Chi tiết về Nghiệp vụ và Hạch toán kế toán DN sản xuất thực phẩm

Sưu tầm

Đạt

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

>> Xem chi tiết phần mềm:  Moka.net.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

15 ĐIỂM DOANH NGHIỆP HAY BỊ CƠ QUAN THUẾ ĐỂ Ý TỚI

18/12/2021

Trong bài viết là những điểm doanh nghiệp hay bị cơ quan thuế để ý tới. Doanh nghiệp cần lưu ý.

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHI TIẾT TỪNG TÀI KHOẢN

14/12/2021

Bài viết: "HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHI TIẾT TỪNG TÀI KHOẢN". Mời bạn đọc tham khảo.

10 CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 10/2021

01/12/2021

Nghị quyết hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; hHướng dẫn sử dụng kinh phí nhà nước hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quy định mới về trích lập dự phòng rủi ro tại tổ chức tín dụng; Nhiều quy định mới về đăng kiểm ô tô; Thêm trường hợp được miến phí sử dụng đường bộ,... là 10 chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2021.

Facebook