26 lưu ý khi làm quyết toán thuế TNCN mới nhất cần nắm rõ

24/04/2021
Tổng kết lại những lưu ý khi làm quyết toán thuế TNCN 2020 mà bạn cần nắm và rà soát lại.

1. Tờ khai thuế 05/QTT-TNCN sau khi nộp thành công thì không thể vào trang thuế điện tử tải về được, nên khi nộp nhớ lưu file XML đã nộp thành công, in ra lưu bằng file cứng và file mềm lưu vào thư mục dễ tìm kiếm và không để mất dữ liệu để phục vụ quá trình thanh tra, kiểm tra thuế.

2. Cá nhân tự đi quyết toán thuế thì mức giảm trừ gia cảnh năm 2020 cho bản thân là 11tr/tháng, Người phụ thuộc 4,4tr/tháng.

3. Trường hợp cá nhân đủ điều kiện Uỷ Quyền cho công ty quyết toán thay thì áp dụng theo mức giám trừ bản thân 11tr/tháng, 4,4tr/tháng đối với người phụ thuộc.

4. TH cá nhân không đủ điều kiện ủy quyền cho công ty quyết toán thì áp dụng.

+ Từ 1-6 tháng thì áp dụng mức giảm trừ bản thân 9tr/tháng, và 3,6tr/tháng đối với Người phụ thuộc.

+ Từ 7-12 tháng thì áp dụng mức giảm trừ bản thân 11tr/tháng, và 4,4tr/tháng đối với Người phụ thuộc.

5. Điều kiện ủy quyền quyết toán: Các bạn xem trong năm họ chỉ làm công ty bạn hoặc nếu có làm vãng lai nhưng nơi khác đã khấu trừ 10% và tổng thu nhập vãng lai bình quân tháng từ 10 triệu đồng trở xuống thì được ủy quyền quyết toán (lưu ý có MST)(các bạn mở mẫu ủy quyền ra xem sẽ rõ hơn)

6. Đã ủy quyền quyết toán thì lưu ý phải tick vào chổ ủy quyền trong phụ lục mẫu 05-1bk.

7. Lưu ý đối với người lao động ủy quyền bạn phải in giấy ủy quyền để họ ký (in sau cũng được miến thuế về kiểm tra có cho họ)

8. Ủy quyền thì giảm trừ bản thân trọn 12 tháng (11 triệu đồng/1 tháng)

9. Nếu làm 2 nơi cùng 1 lúc (một thời điểm) thì giảm trừ cá nhân được 1 nơi : nên chọn nơi có thu nhập cao hơn để giảm trừ

10. Người phụ thuộc thì giảm trừ theo số tháng kể từ phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng. Mức giảm từ 4,4 triệu/tháng

11. Đăng ký hồ sơ người phụ thuộc đầy đủ (trước 10 ngày kể từ ngày hết hạn quyết toán). Lưu ý đặc biệt trong năm có người lao động mới vào làm tại công ty, nếu họ có người phụ thuộc thì phải đăng ký lại như lần đầu.

12. Nếu cá nhân tự đi quyết toán thì yêu cầu các doanh nghiệp đã khấu trừ thuế mình cung cấp chứng từ khấu trừ thuế để sau này được bù trừ số phải nộp hoặc hoàn.

13. Doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho nlđ nếu có yêu cầu.

14. Nếu khi quyết toán thuế theo diện ủy quyền mà số thuế tính ra khi quyết toán nhỏ hơn số đã khấu trừ thì được giảm trừ lần nộp sau hoặc được hoàn nếu có yêu cầu

15. Mẫu biểu kê khai phụ lục khi quyết toán:

- Nếu làm từ 3 tháng trờ lên thì kê vào 05-1BK (giả sử ký hợp đồng dưới 3 tháng nhưng ký nhiều lần dẫn tới làm trên 3 tháng ---> kê vào mẫu 01, tham khảo CV 9611 /CT-TTHT của TP HCM)

- Nếu cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký nhưng dưới 3 tháng thì kê vào mẫu 02 kể cả mức thu nhập thấp hơn 2 triệu (tuy nhiên thực chất khi dưới 2 triệu - ko khấu trừ thì bạn kê 01 hay 02 cũng ko ảnh hưởng tới số thuế (trường hợp này nó lấp lững, không toàn phần cũng không lũy tiến) --> rủi ro về thuế thấp, (nếu bạn lỡ kê 01 rồi mà tình thế gấp gáp tới hạn thì cũng đừng quá lo lắng) mặc dù trong hướng dẫn HTKK có hướng dẫn là kê 02)

16. Nếu cá nhân có một khoản thu nhập vãng lai nơi khác mà chưa khấu trừ 10% (dù thu nhập dưới 2 triệu) thì cũng ko thuộc diện được ủy quyền quyết toán.

17. Quyết toán thuế theo số tiền thực nhận chứ không phải theo số hạch toán chi phí (ví dụ lương tháng 12/2020 mà chi trong tháng 1/2021 thì phần đó quyết toán cho năm 2021)

18. Về vấn đề làm cam kết thu nhập thì nên lưu ý điều kiện làm cam kết là duy nhất thu nhập thuộc diện bị khấu trừ 10% đã nêu chứ không phải thu nhập duy nhất 1 nơi nhé.

19. Tiền thưởng 2/9, 30/4, tết, tiền ăn ca vượt 730.000 đồng/ 1 tháng phải cộng vào thu nhập tính thuế

20. Không phát sinh khấu trừ thuế TNCN vẫn phải làm tờ khai tạm tính.

21. Thuế TNCN kê khai tạm tính theo tháng hay theo quý mình cứ theo thuế GTGT. Nếu thuế GTGT kê khai theo tháng thì thuế TNCN kê khai theo tháng, nếu thuế GTGT kê khai theo quý thì thuế TNCN kê khai theo tháng hoặc quý

22. Nếu cho lương thực nhận (Net) thì cần phải xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi và tính ngược lên để xác định thu nhập tính thuế. Từ đó xác định số thuế TNCN

23. Không phải trường hợp nào không thuộc diện ủy quyền quyết toán cũng phải tự đi quyết toán.

24. Nếu cá nhân không cư trú thì cứ khấu trừ 20% trên tổng thu nhập mà công ty chi cho họ. Các bạn cân nhắc vấn đề này nếu trong công ty có người lao động nước ngoài thì xem họ đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú hay không nhé.

25. Nếu cá nhân cư trú thì xác định thuế TNCN từ tiền công phạm vi toàn cầu, cá nhân không cư trú chỉ xác định đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam

26. Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN năm 2020, thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm 2020 chậm nhất là ngày 04/05/2021.

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

>> Xem chi tiết phần mềm:  Moka.net.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

Trả lương chậm DN phải trả thêm lương cho nhân viên nếu quá 15 ngày

20/05/2021

Căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021) thì công ty phải trả lương cho người lao động đúng kỳ hạn theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Trong các trường hợp bất khả kháng, công ty có thể chậm trả lương nhưng không được chậm quá 30 ngày, nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì công ty có nghĩ vụ đền bù cho NLĐ.

Đối tượng được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân là ai?

24/04/2021

Đối tượng được ủy quyền quyết toán thuế TNCN , Các trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân ?

THỜI GIAN GIA HẠN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG MỚI NHẤT CẦN BIẾT

23/04/2021

Ngày 19/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CPvề gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021.

Facebook