05 điều phải biết để trở thành kế toán trưởng tốt trong doanh nghiệp
04/03/2021
Kế toán trưởng (KTT) là người đứng đầu, quản lý toàn bộ các kế toán viên và phụ trách toàn bộ hoạt động quản lý tài chính, kế toán, thuế, vốn…của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc tích lũy và bổ sung các kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong lộ trình để trở thành kế toán trưởng trong tương lai của nhiều kế toán hiện nay.
1. Quy định về điều kiện làm kế toán trưởng
Theo quy định tại khoản 1, điều 51 và điều 54 Luật kế toán 2015, được hướng dẫn chi tiết tại điều 21 nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định điều kiện làm kế toán trưởng:
- Đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kế toán từ bậc Đại học trở lên. Trường hợp doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng thì kế toán trưởng chỉ cần đạt trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong hoạt động kế toán – kiểm toán đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ kế toán từ trình độ Đại học trở lên và ít nhất 3 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ kế toán từ bậc trung cấp, cao đẳng
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và ý thức chấp hành pháp luật cao, trung thực, cẩn thận và tỉ mỉ
Những tố chất của kế toán trưởng cần là gì?
>> Xem thêm: LÀM KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP GỒM NHỮNG QUY TRÌNH NÀO?
2. Vai trò của kế toán trưởng trong doanh nghiệp
Kế toán trưởng chính là “cánh tay phải” đắc lực cho CEO trong việc quản lý tài chính – kế toán, đưa ra các báo cáo và thống kê số liệu một cách nhanh chóng và chính xác để CEO đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời.
Kế toán trưởng thường đảm nhiệm các vai trò trong doanh nghiệp như:
- Thực hiện các công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán và nguyên tắc kế toán
- Theo dõi và phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thức
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.
- Tham gia xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường và các hệ thống quản lý khác.
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán.
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý, sử dụng vốn
- Phân tích, đánh giá tài chính của các dự án, công trình trước khi trình lãnh đạo
- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ sở ký kết các hợp đồng với đối tác.
- Thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong Công ty.
- Đảm bảo nguồn vốn cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Thu hồi vốn nhanh chóng tránh tình trạng bị chủ đầu tư, khách hàng chiếm dụng vốn.
- Quản lý, theo dõi nguồn vốn của Công ty trong các liên doanh, công trình.
- Giữ bí mật về số liệu kế toán – tài chính và bí mật kinh doanh của công ty
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong quá trình đề xuất các chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật
Vai trò của kế toán trưởng là gì?
>> Xem thêm: LÀM KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP GỒM NHỮNG QUY TRÌNH NÀO?
3. Lộ trình để trở thành kế toán trưởng trong doanh nghiệp
Kế toán trưởng là vị trí yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và quản trị thực tế, chính vì vậy để trở thành kế toán trưởng của một doanh nghiệp, người làm kế toán cần kiên nhẫn và nghiêm túc với lộ trình thăng tiến công việc của mình.
Để trở thành KTT, lộ trình thăng tiến cơ bản nhất sẽ bắt đầu từ nhân viên kế toán bộ phận, kế toán tổng hợp và kế toán trưởng.
Kế toán bộ phận có thể là các vị trí kế toán bán hàng, kế toán thuế, kế toán thu mua, kế toán kho, kế toán tiền lương… Đây là những vị trí kế toán bộ phận chịu trách nhiệm cho từng mảng kế toán riêng lẻ, từ đó học hỏi và tích lũy các kinh nghiệm làm việc thực tế phục vụ cho công việc.
Kế toán tổng hợp là vị trí kế toán dành cho những kế toán viên có kinh nghiệm 3 – 5 năm, có trình độ về chuyên môn cao và có khả năng tổng hợp và bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, hỗ trợ trực tiếp công việc cho KTT.
Kế toán trưởng là người đứng đầu và chịu trách nhiệm toàn bộ cho hoạt động kế toán của bộ phận, tham mưu cho giám đốc tài chính và ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến tài chính trong DN.
4. Một người có thể làm kế toán trưởng cho nhiều doanh nghiệp
Theo quy định tại điều 21 bộ luật lao động 2021 quy định người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật. Luật kế toán 2015 cũng không có quy định nào nghiêm cấm 1 cá nhân là kế toán trưởng của nhiều doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên để một người có thể làm KTT tại nhiều công ty thì người đó phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 và Điều 54 Luật Kế toán năm 2015, cụ thể như sau:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
- Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
5. Kinh nghiệm và kỹ năng cần có để trở thành kế toán trưởng trong doanh nghiệp
- Kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao
Ở vị trí kế toán trưởng đòi hỏi cần có kinh nghiệm quản lý và làm việc liên quan đến phân tích và thực hiện các báo cáo tài chính, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp. Đồng thời, KTT cũng cần am hiểu pháp luật và vận dụng linh hoạt trong công việc để giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro về tuân thủ pháp luật ảnh hưởng đến công tác kế toán và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, KTT phải là người có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo với mọi người trong công ty. Đồng thời các kỹ năng liên quan đến công việc như kỹ năng văn phòng, khả năng ngoại ngữ, chịu được áp lực công việc cao…cũng là một trong những kỹ năng cần có ở vị trí KTT.
>> Xem thêm: Kế toán chi phí làm những công việc gì trong doanh nghiệp?
----
MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA
Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.
>> Xem chi tiết phần mềm: Moka.net.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA
Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818
Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook