04 Lưu ý kế toán cần biết khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

04/03/2021
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là công việc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện vào cuối năm tài chính. Dưới đây là những lưu ý kế toán các doanh nghiệp cần biết để hạn chế sai sót khi thực hiện quyết toán thuế TNDN.

1. Quy định về thời hạn quyết toán thuế TNDN

Theo quy định, người nộp thuế TNDN thực hiện quyết toán thuế và nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện
  • Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế:

+ Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng thời hạn do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
+ Thời gian gia hạn không quá 60 ngày đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế
+ Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Những lưu ý về quyết toán thuế là gì?

>>Xem thêm: Tổng quan hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN

2. Các khoản được trừ và không được trừ khi quyết toán thuế

2.1. Các khoản được trừ

Các khoản trừ được áp dụng với các điều kiện như:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật;
  • Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Xem thêm: Thế nào là thuế GTGT được khấu trừ - điều kiện khấu trừ thuế cho DN

2.2. Các khoản không được trừ

  • Chi lương, thưởng cho người lao động đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng không có chứng từ thanh toán.
  • Chi trang phục không đủ hóa đơn, chứng từ hoặc chi vượt quá 5 triệu đồng/năm/người.
  • Nộp quỹ hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ vượt mức 3 triệu đồng/tháng/người.
  • Chi lãi vay vốn sản xuất kinh doanh vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản công bố tại thời điểm vay.
  • Chi khấu hao tài sản cố định không sử dụng cho sản xuất kinh doanh, chi vượt mức quy định hiện hành, không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, không hạch toán trong sổ sách kế toán.
  • Chi thuê tài sản cá nhân không có đủ hồ sơ, chứng từ.
  • Các khoản phạt về vi phạm hành chính (trừ vi phạm hợp đồng).
  • Trích, lập, sử dụng các khoản sự phòng không đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • Chi đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu để hình thành tài sản cố định.
  • Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế

3. Công thức tính thuế TNDN năm 2020

Số thuế TNDN phải nộp áp dụng theo công thức:

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) x Thuế suất TNDN

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển

  • Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển

  • Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác

4. Hồ sơ quyết toán thuế TNDN

Hồ sơ quyết toán thuế TNDN sẽ bao gồm:

  • Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (Mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC);
  • Báo cáo tài chính năm, bao gồm:

+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);

+ Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp và Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp (ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC);

  • Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện công việc;

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

>> Xem chi tiết phần mềm:  Moka.net.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

Trả lương chậm DN phải trả thêm lương cho nhân viên nếu quá 15 ngày

20/05/2021

Căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021) thì công ty phải trả lương cho người lao động đúng kỳ hạn theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Trong các trường hợp bất khả kháng, công ty có thể chậm trả lương nhưng không được chậm quá 30 ngày, nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì công ty có nghĩ vụ đền bù cho NLĐ.

Tất cả công việc quan trọng kế toán phải làm ngoài Tết Dương 2021

20/04/2021

Sau thời gian được nghỉ Tết Dương lịch 2021 đây có rất nhiều công việc quan trọng cần phải hoàn thành để có một cái Tết Nguyên Đán yên vui. Kế toán nhất định phải nắm chắc những công việc cần làm trước và sau nghỉ lễ dưới đây. Moka xin đưa ra những công việc cụ thể cần làm:

13 Nội dung cần thực hiện giải trình với đoàn thanh tra thuế 2021

15/04/2021

DƯỚI ĐÂY: 13 Nội dung cần thực hiện giải trình với đoàn thanh tra thuế 2021

Facebook