TÌNH HUỐNG MUA HÀNG KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN CỦA CÁ NHÂN KHÔNG KINH DOANH

02/10/2021
Dưới đây là: "TÌNH HUỐNG MUA HÀNG KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN CỦA CÁ NHÂN KHÔNG KINH DOANH". Mời bạn đọc tham khảo

MUA HÀNG KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN CỦA CÁ NHÂN KHÔNG KINH DOANH

– Mua hàng hóa, nguyên vật liệu của cá nhân không kinh doanh thì làm thế nào để được tính là chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế TNDN?

– Các thủ tục chứng từ như thế nào?

Hóa đơn mua hàng trong kinh doanh

+++ Căn cứ:

– Khoản 2.4 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC. (Mới nhất từ ngày 6/8/2015: Theo Thông tư 96/2015/TT­BTC ngày 22/06/2015):

*** Nếu DN các mua hàng trong các trường hợp sau:

– Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh < 100 triệu đồng/năm.

>> Xem thêm: 08 Cách tăng chi phí hợp lý cho doanh nghiệp không cần hóa đơn

= > Tất cả các trường hợp mua hàng không có hóa đơn đầu vào nêu trên. DN muốn được ghi nhận vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN thì phải làm bộ hồ sơ như sau:

– Hợp đồng mua bán, thanh lý nếu có

– Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được (Vì không có hóa đơn).

– Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ…..

– Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

+++ Căn cứ:

– Theo khoản 2.4 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 6/8/2015.

2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

= > Chú ý:

+ Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.

+ Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ.

+ Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

+ Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

**Lưu ý: Bảng kê phải do người đại diện theo pháp luật của DN (hoặc người được ủy quyền) ký và chịu trách nhiệm.

– Giá mua hàng trên bảng kê phải tương tự như giá trên thị trường (Nếu cao hơn sẽ có nguy cơ bị loại chi phí phần vượt cao hơn)

– Doanh nghiệp chưa lập bảng kê 01/TNDN thì phải lập bổ sung trước khi thanh kiểm tra thuế tại DN nếu không toàn bộ chi phí đầu vào sẽ bị xuất toán chi phí tức không được chấp nhận là chi phí hợp lý

1. Một là giảm lỗ

2. Hai là bị truy thu thuế TNDN

+ Hạch toán kế toán như bình thường

Mua hàng:

– Hợp đồng mua bán.

– Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được (Vì không có hóa đơn).

– Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ…..

– Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC).

– Phiếu nhập kho

+ Mua: Nợ TK 152,155,156 / Có TK 1111, 331

+ Xuất dùng: Nợ TK 621 / Có TK 152,155,156

+ Mua về xuất thẳng không qua kho: Nợ TK 621 / Có TK 1111, 331

>> Xem thêm: TẤT CẢ QUY TRÌNH LƯU TRỮ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KẾ TOÁN CẦN BIẾT

Nguon Tan ke toan

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

>> Xem chi tiết phần mềm:  Moka.net.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG KHÔNG ĐÓNG BHBB MỚI NHẤT

27/09/2021

Dưới đây là: "CHI PHÍ TIỀN LƯƠNG KHÔNG ĐÓNG BHBB MỚI NHẤT", Mời bạn đọc tham khảo

HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ KHI PHÁT TRIỂN SAI SÓT

24/09/2021

Hiện nay, khi phát hiện sai sót trong quá trình ghi sổ kế toán cũng như qua kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng, việc điều chỉnh số liệu tại các đơn vị kế toán thực hiện chưa thống nhất. Các sai sót nêu trên xảy ra rất đa dạng, phức tạp và phong phú. Bài viết giới thiệu cách xử lý đơn giản nhất, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mời bạn đọc tham khảo bài viết

03 nội dung quan trọng kế toán tài sản cố định TSCĐ cần quan tâm

24/09/2021

Đối với một doanh nghiệp, tài sản cố định (TSCĐ) đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là bộ phận chủ yếu cấu thành tổng tài sản. Vì vậy, kế toán tài sản cố định là một công việc cực kỳ quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu 3 nội dung quan trọng mà kế toán TSCĐ tại doanh nghiệp cần quan tâm. Mời bạn đọc tham khảo

Facebook