15 ĐIỂM DOANH NGHIỆP HAY BỊ CƠ QUAN THUẾ ĐỂ Ý TỚI
Trong bài viết là những điểm doanh nghiệp hay bị cơ quan thuế để ý tới. Doanh nghiệp cần lưu ý.
Lợi nhuận sau thuế (Hay còn gọi là lợi nhuận ròng hoặc lãi ròng) là phần lợi nhuận còn lại sau khi lấy doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ trừ cho các khoản chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ảnh minh họa
* Căn cứ pháp lý đối với chia lợi nhuận sau thuế có phải tính thuế TNCN không?
- Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013.
- Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày15/06/2015.
+ Theo Khoản 3, Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì phần chia lợi nhuận sau thuế như cổ tức, lợi tức thuộc thu nhập từ đầu tư vốn chịu thuế TNCN.
+ Mặt khác: Theo Khoản 6, Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định
“6. Sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 3 Điều 2
“c. Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Hợp tác xã, Liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã; Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với Lợi tức của Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.””
⇒ Như vậy: Phần lợi tức được chia do góp vốn vào các loại hình Công ty phải tính thuế TNCN ngoại trừ phần Lợi tức của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ.
• Chia lợi nhuận sau thuế có phải tính thuế TNCN không? ⇒ Trả lời: CÓ (Ngoại trừ Công ty tư nhân và Công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ).
» Xem thêm: Cách tính thuế TNCN cho các hợp đồng Dịch vụ; Giao khoán; Thời vụ; Thử việc
→ Như đã phân tích ở trên, thu nhập nhận được từ lợi nhuận được chia sau thuế TNDN thuộc thu nhập từ đầu tư vốn. Do đó căn cứ cách tính thuế TNCN từ đầu tư vốn ta có cách tính thuế TNCN đối với lợi nhuận được chia sau thuế như sau:
- Mức thuế suất: Áp dụng mức thuế suất toàn phần 5%.
- Thời điểm để xác định thu nhập chịu thuế: Là khi cá nhân nhận được khoản thu nhập từ lợi nhuận được chia sau thuế.
- Công thức tính thuế TNCN từ lợi nhuận được chia như sau:
Thuế TNCN = Lợi nhuận được chia sau thuế x 5%. |
• Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu:
+ Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
+ Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (TK 3388) (Chưa trả)
• Khi trả tiền cổ tức, lợi nhuận:
+ Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (TK 3388)
+ Có các TK 111, 112,… (Số tiền thực trả)
- Đối với doanh nghiệp có phát sinh việc phân chia lợi nhuận thì phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng quy định. Đồng thời kế toán cần hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính (Năm trước, năm nay).
- Ngoài ra cần theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của Doanh nghiệp; Như trích lập các quỹ, bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư.
» Xem thêm: Cách tính thuế TNCN cho các hợp đồng Dịch vụ; Giao khoán; Thời vụ; Thử việc
Sưu tầm
Đạt
----
Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.
>> Xem chi tiết phần mềm: Moka.net.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA
Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818
Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook
Trong bài viết là những điểm doanh nghiệp hay bị cơ quan thuế để ý tới. Doanh nghiệp cần lưu ý.
Bài viết: "HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHI TIẾT TỪNG TÀI KHOẢN". Mời bạn đọc tham khảo.
Nghị quyết hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; hHướng dẫn sử dụng kinh phí nhà nước hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quy định mới về trích lập dự phòng rủi ro tại tổ chức tín dụng; Nhiều quy định mới về đăng kiểm ô tô; Thêm trường hợp được miến phí sử dụng đường bộ,... là 10 chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2021.