Hướng dẫn thủ tục Nhượng bán TSCĐ - Cách hạch toán Nhượng bán TSCĐ

02/11/2021
Trong trường hợp hiện tại Doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng TSCĐ nữa mà tình trạng của TSCĐ vẫn còn tốt, sử dụng được trong khi các DN khác đang có nhu cầu mua thì DN có thể nhượng bán lại TSCĐ đó. Thủ tục nhượng bán TSCĐ bao gồm những gì? Kế toán hạch toán nhượng bán TSCĐ ra sao? Ở bài viết dưới đây Moka xin phép gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích để giải đáp cho các câu hỏi trên.

♦ Căn cứ theo Điều 35, Điều 93 và Điều 94 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định cụ thể như sau:


Ảnh minh họa

1. THỦ TỤC NHƯỢNG BÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Khi doanh nghiệp  nhượng bán tài sản cố đinh hữu hình cho doanh nghiệp khác thì  phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sau:

– Lập Hội đồng xác định giá tài sản cố đinh hạch toán nhượng bán tài sản cố định

– Quyết định nhượng bán tài sản cố đinh

– Thông báo công khai và tổ chức đấu giá

– Biên bản đánh giá lại tài sản cố đinh

– Hợp đồng mua bán tài sản cố đinh

– Biên bản giao nhận tài sản cố đinh

– Lập hóa đơn GTGT nhượng bán tài sản cố đinh

– Và các chứng từ liên quan đến nhượng bán.

2. CÁCH HẠCH TOÁN NHƯỢNG BÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định, hóa đơn và các chứng từ liên quan đến nhượng bán tài sản cố đinh các bạn hạch toán nhượng bán tài sản cố định như sau:


2.1. Nếu nhượng bán tài sản cố đinh dùng vào sản xuất, kinh doanh

– Phản ánh doanh thu:

+ Nếu Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . .

Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).

+ Nếu DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . .

Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

– Ghi giảm tài sản cố đinh đã nhượng bán:

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố đinh (2141) (Giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)

Có TK 211 – tài sản cố đinh hữu hình (Nguyên giá).

– Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán tài sản cố đinh được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khác”.

2.2 Nếu nhượng bán tài sản cố đinh dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án

– Ghi giảm tài sản cố đinh đã nhượng bán:

Có TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố đinh (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố đinh (Giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 – tài sản cố đinh hữu hình (Nguyên giá).

– Số tiền thu, chi liên quan đến nhượng bán tài sản cố đinh hữu hình ghi vào các tài khoản liên quan theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2.3. Nếu nhượng bán tài sản cố đinh dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi

– Ghi giảm tài sản cố đinh đã nhượng bán:

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4313) (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn tài sản cố đinh (Giá trị đã hao mòn)

Có TK 211 – tài sản cố đinh hữu hình (Nguyên giá).

– Phản ánh doanh thu nhượng bán tài sản cố đinh:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Có TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (Nếu có)

– Phản ánh số chi về nhượng bán tài sản cố đinh:

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4312)

Có các TK 111, 112,. . .

» Xem thêm: Kế toán tài sản cố định và cách hạch toán TSCĐ thông tư 133

Sưu tầm

Đạt

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

>> Xem chi tiết phần mềm:  Moka.net.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

15 ĐIỂM DOANH NGHIỆP HAY BỊ CƠ QUAN THUẾ ĐỂ Ý TỚI

18/12/2021

Trong bài viết là những điểm doanh nghiệp hay bị cơ quan thuế để ý tới. Doanh nghiệp cần lưu ý.

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHI TIẾT TỪNG TÀI KHOẢN

14/12/2021

Bài viết: "HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHI TIẾT TỪNG TÀI KHOẢN". Mời bạn đọc tham khảo.

10 CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 10/2021

01/12/2021

Nghị quyết hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; hHướng dẫn sử dụng kinh phí nhà nước hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quy định mới về trích lập dự phòng rủi ro tại tổ chức tín dụng; Nhiều quy định mới về đăng kiểm ô tô; Thêm trường hợp được miến phí sử dụng đường bộ,... là 10 chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2021.

Facebook