Hướng dẫn chi tiết Quy trình Hạch toán nghiệp vụ kế toán Khai thác khoáng sản

28/10/2021
Kế toán khai thác Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Moka xin chia sẻ đến bạn đọc chi tiết cách hạch toán kế toán khai thác cho doanh nghiệp qua bài viết dưới đây

QUY TRÌNH HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

1. DANH MỤC ĐĂNG KÝ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH LĨNH VỰC KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

2. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

2.1 Chủ thể được phép khai thác khoáng sản bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;

- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;

- Hộ kinh doanh được đăng ký khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.

2.2 Điều kiện để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân:

- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch quy định. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; Đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản;

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

3. CÁC THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ CẦN CÓ KHI ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHAI THÁC

3.1 Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khai thác khoáng sản phải đầy đủ giấy tờ, tài liệu liên quan, cụ thể như sau:

- Giấy đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản.

- Điều lệ của doanh nghiệp khai thác khoáng sản.

- Hộ chiếu bản sao, chứng minh nhân dân/thẻ CCCD bản sao hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao.

- Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu.

- Thông tin đi kèm với danh sách đầy đủ các thành viên, cổ đông trong donh nghiệp.

- Nếu thuê Công ty dịch vụ đăng ký hộ cần có giấy ủy quyền cho Công ty dịch vụ đó.

=> Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp cần mang hồ sơ nộp lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy phép.

Doanh nghiệp mang hồ sơ nộp lên cho Phòng đăng ký đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ của doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Thông thường, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép sau 3 ÷ 5 ngày sau khi nộp hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý để tránh bị xử phạt hành chính và đảm bảo quá trình hoạt động thuận lợi, bạn cần hoàn tất những thủ tục xin cấp gấy phép như sau:

(1) Giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp

(2) Đơn đề nghị được cấp giấy phép khai thác khoáng sản

(3) Bản đồ cụ thể của khu vực doanh nghiệp sẽ khai thác

(4) Bản dự án khai thác và giấy phép đầu tư

(5) Báo cáo về tác động với môi trường khi khai thác khoáng sản.

(6) Bản cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường.

(7) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc đồng ý cho khai thác khoáng sản với trữ lượng cụ thể.

3.2 Công bố thông tin đăng ký kinh doanh:

- Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm: Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Ngành nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập.

- Lưu ý: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 ÷ 2.000.000 đồng.

3.3 Khắc dấu:

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty luật hoặc tự mình thực hiện khắc dấu.

4. HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN BAO GỒM CÁC TÀI LIỆU:

- Giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp.

- Đơn đề nghị được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

- Bản đồ cụ thể của khu vực doanh nghiệp sẽ khai thác.

- Bản dự án khai thác và giấy phép đầu tư.

- Báo cáo về tác động với môi trường khi khai thác khoáng sản.

- Bản cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc đồng ý cho khai thác khoáng sản với trữ lượng cụ thể.

=> Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ. Trong thời hạn tối đa 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phapr khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp.

* Lưu ý:

+ Trường hợp phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì thời gian lấy ý kiến không tính vào thời hạn cấp Giấy phép.

+ Giấy phép về khai thác khoáng sản thường có thời hạn tối đa 30 năm và có thể gia hạn nhưng thời gian tối đa là 20 năm.

>> Xem thêm: Hướng dẫn Cách hạch toán kế toán xây dựng cơ bản dở dang

5. PHÂN LOẠI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN:

* Về mặt tính chất của công dụng, khoáng sản được chia ra làm 4 nhóm:

- Khoáng sản kim loại: là những quặng, qua quá trình chế luyện, lấy ra kim loại hoặc hợp chất của chúng, thuộc nhóm này gồm: Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim sắt (Sắt, Mangan, Crôm,...); Nhóm kim loại cơ bản (Thiếc, Đồng, Chì, Kẽm,...); Nhóm kim loại nhẹ (Nhôm, Titan, Magiê,...); Nhóm kim loại phóng xạ (Uran, thori, rađi) và nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.

- Khoáng sản phi kim: là những quặng được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để lấy ra đơn chất hoặc hợp chất không kim loại: Nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón (Lưu huỳnh, apatit, phôtphorit,...); Nhóm nguyên liệu gốm sứ - chịu lửa (Sét, kaolin…) và nhóm nguyên liệu kiến trúc xây dựng (cát, đá vôi, đá hoa,...).

- Khoáng sản nhiên liệu: gồm các đá có nguồn gốc sinh vật (Than bùn, than đá, dầu,...). Loại khoáng sản này ngoài việc làm chất đốt, khoáng sản nhiên liệu còn để sản xuất ra hóa phẩm, dược phẩm và các thành phần khác (Sợi nhân tạo, vật liệu khuôn đúc,...).

- Khoáng sản nước: Là các loại nước được dùng cho sinh hoạt và công nghiệp như nước khoáng, bùn khoáng sử dụng trong y tế và sinh hoạt.

6. HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN:

6.1. Hạch toán vốn điều lệ

- Xác định vốn cam kết góp trên đăng ký kinh doanh, ghi:

Nợ TK 1388

Có TK 411

- Khi thu tiền của các cổ đông, ghi:

Nợ TK 111

Có TK 1388

6.2. Hạch toán lệ phía môn bài qua 2 bước:

Căn cứ vào chứng từ nộp lệ phí môn bài

- Trích tiền Lệ phí môn bài phải nộp, ghi:

Nợ TK 6422

Có TK 3338

- Hạch toán nộp lệ phí môn bài, ghi:

Nợ TK 3338

Có TK 112

6.3. Hạch toán bán cát

- Doanh thu, ghi:

Nợ TK 131

Có TK 5112

Có TK 3331

- Giá vốn, ghi:

Nợ TK 632

Có TK 155

6.4. Các chi phí đầu vào cấu thành lên sản phẩm khai thác

- Hạch toán Chi phí nạo vét (Nếu có chi phí này phát sinh); Chi phí này nếu phân bổ cho nhiều kỳ thì hach toán:

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

Có TK 331

- Sau đó tính phân bổ và hạch toán vào chi phí SXKD từng tháng, ghi:

Nợ TK 154: Theo khoản mục chi phí sản xuất chung (Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Có TK 242: Giảm dần chi phí từng tháng

- Nếu hàng tháng phát sinh chi phí này (Có hóa đơn), ghi:

Nợ TK 154

Nợ TK 1331

Có TK 111, 331: Liên quan

- Hạch toán tiền thuê bến bãi:

+ Đưa vào chi phí trả trước sau đó mới tính dần vào chi phí hàng kỳ, nếu chi phí bến bãi chi trả 6 tháng đến 1 năm/1 lần, ghi:

Nợ TK 242

Có TK 111

+ Hạch toán trích vào chi phí hàng kỳ, ghi:

Nợ TK 154

Có TK 242

- Hạch toán chi phí mua công cụ dụng cụ cho văn phòng như là máy tính, máy in ấn, tủ hồ sơ,... ghi;

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

Có TK 331

Chú ý: Thời gian phân bổ công cụ dụng cụ tính từ 2 tháng đến 36 tháng tùy giá trị của từng công cụ dụng cụ để phân bổ cho phù hợp theo khung như sau:

Lưu ý: Về thời gian phân bổ công cụ dụng cụ :

+ Nếu công cụ dụng cụ từ 2 đến 5 triêu: Phân bổ 12 tháng

+ Nếu công cụ dụng cụ từ 5 đến 10 triêu: Phân bổ 18 tháng

+ Nếu công cụ dụng cụ từ 10 đến 20 triệu: Phân bổ từ 18 đến 24 tháng

+ Nếu công cụ dụng cụ từ 20 đến 30: Phân bổ từ 24 đến 36 tháng

+ Công cụ thì có giá trị bé hơn 30 triệu, và thời gian phân bổ chỉ được tối đa là 36 tháng thôi.

>> Xem thêm: Hướng dẫn Cách hạch toán kế toán xây dựng cơ bản dở dang

Sưu tầm

Đạt

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

>> Xem chi tiết phần mềm:  Moka.net.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

15 ĐIỂM DOANH NGHIỆP HAY BỊ CƠ QUAN THUẾ ĐỂ Ý TỚI

18/12/2021

Trong bài viết là những điểm doanh nghiệp hay bị cơ quan thuế để ý tới. Doanh nghiệp cần lưu ý.

HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHI TIẾT TỪNG TÀI KHOẢN

14/12/2021

Bài viết: "HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHI TIẾT TỪNG TÀI KHOẢN". Mời bạn đọc tham khảo.

10 CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CÓ HIỆU LỰC TỪ THÁNG 10/2021

01/12/2021

Nghị quyết hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; hHướng dẫn sử dụng kinh phí nhà nước hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quy định mới về trích lập dự phòng rủi ro tại tổ chức tín dụng; Nhiều quy định mới về đăng kiểm ô tô; Thêm trường hợp được miến phí sử dụng đường bộ,... là 10 chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2021.

Facebook