15 ĐIỂM DOANH NGHIỆP HAY BỊ CƠ QUAN THUẾ ĐỂ Ý TỚI
Trong bài viết là những điểm doanh nghiệp hay bị cơ quan thuế để ý tới. Doanh nghiệp cần lưu ý.
ảnh minh họa
• Sau khi hai bên ký xong hợp đồng xây dựng, dựa vào Dự toán phần: Bảng tổng hợp vật liệu của công trình và dựa vào Bảng tổng hợp vật liệu đối chiếu với Bảng nhập xuất tồn kho xem còn thiếu vật tư nào rồi in ra trình lãnh đạo, Chủ nhiệm công trình, cán bộ quản lý theo dõi công trình hoặc kế toán sẽ theo dõi liên hệ đi lấy hóa đơn vật tư đầu vào cho đủ như theo bảng kê đã mua, Hóa đơn chứng từ phải lấy về được trước ngày nghiệm thu công trình, Giá mua vào của vật tư thấp hơn hoặc bằng Giá trên Dự toán của Bảng tổng hợp vật liệu (Nếu cao hơn thì cũng chênh lệch ít ⇒ Nếu không sẽ bị bóc ra khi Quyết toán thuế).
• So sánh giữa Bảng tổng hợp vật tư của Dự toán và Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho xem còn thiếu vật tư nào cần lấy cho công trình.
• Hoạch toán kế toán: Vật liệu
× Qua kho: Nguyên vật liệu mua vào: Xi măng, cát, đá, sỏi, sắt thép,...
– Phiếu nhập kho + Hóa đơn + Phiếu giao hàng hoặc Xuất kho Bên bán + Hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô (Nếu có) + Phiếu chi tiền thanh toán bằng tiền mặt hoặc Phiếu hạch toán (Nếu mua Nợ) + Ủy nhiệm chi và các chứng từ ngân hàng khác ⇒ Đóng lại thành bộ.
– Nếu nhập kho, ghi:
+ Nợ TK152, 1331
+ Có TK 111, 112, 331
– Xuất thẳng xuống công trình không qua kho: Hóa đơn + Phiếu giao hàng hoặc Xuất kho Bên bán + Hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô (Nếu có) + Phiếu chi tiền thanh toán bằng tiền mặt hoặc Phiếu hạch toán (Nếu mua Nợ + Ủy nhiệm chi và các chứng từ ngân hàng khác) ⇒ Đóng lại thành bộ.
+ Nợ TK 621, 1331
+ Có TK 111, 112, 331
⇒ Cuối kỳ kết chuyển: Nợ TK 154/Có TK621.
• Căn cứ vật liệu tồn kho và hóa đơn đầu vào cho công trình làm Phiếu xuất kho.
– Xuất kho: Phiếu xuất kho + Phiếu yêu cầu vật tư
– Nợ TK 621/Có TK 152
⇒ Cuối kỳ kết chuyển: Nợ TK 154/Có TK 621
• Căn cứ Phiếu yêu cầu làm Phiếu xuất kho cho công trình, mỗi công trình là một mã 15401, 15402, 15403,... để theo dõi giá thành riêng của mỗi công trình.
– Khi xuất vật tư sẽ phải xuất chi tiết cho công trình ⇒ Tập hợp chi phí vào công trình đó để theo dõi tính giá thành cho từng công trình: 15401, 15402, 15403,... ⇒ Dựa vào Bảng phân tích vật tư rồi xuất vật tư cho công trình thi công.
– Cuối kỳ kết chuyển sang TK 154: Chi tiết cho các công trình 15401, 15402, 15403,...
+ Nợ TK 154/Có TK 621
• Vật tư trong Dự toán với thực tế thi công có thể xuất chênh lệch so với Dự toán (Có thể cao hơn hoặc thấp hơn) vì thực tế không thể khớp 100% với Dự toán được mà sẽ có hao phí trong quá trình thi công (Chú ý không để chênh lệch nhiều quá) ⇒ Nếu chênh lệch quá cao thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này (Kể cả chi phí nhân công cũng vậy nếu lớn hơn đều bị xuất toán).
– Nếu vật liệu đưa vào thấp hơn ⇒ Giảm giá thành ⇒ Giảm giá vốn ⇒ Lãi khi Quyết toán thuế.
– Nếu xuất vật liệu đầu vào cao hơn Dự toán ⇒ Nếu làm theo đúng chuẩn mực kế toán thì:
+ Loại ngay từ đầu; Cuối năm khi Quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra => Trên Tờ khai quyết toán TNDN nằm ở Chỉ tiêu B4 của Tờ khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK - Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế làm tăng doanh thu tính thuế x 20%.
+ Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường)
+ Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
– Hoặc vẫn tập hợp vào TK 154 để theo dõi và sau này khi công trình kết thúc lúc kết chuyển giá vốn.
+ Nợ TK 154/Có TK 621
+ Nợ TK 632/Có TK 154 (TK 154 = Vật liệu Dự toán + Chênh lệch vượt Dự toán)
– Cuối năm khi Quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, Trên Tờ khai quyết toán TNDN nằm ở Chỉ tiêu B4 = TK 632 chênh lệch vượt Dự toán của Tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK - Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế làm tăng doanh thu tính thuế x 20%.
– Với vật liệu phải có đủ:
+ Phiếu nhập.
+ Phiễu xuất, Phiếu yêu cầu đi kèm (Nếu có)
+ Xuất nhập tồn tổng hợp.
+ Thẻ Kho chi tiết.
+ Bảng tính Giá thành (Nếu có).
3.1. Chi phí nhân công công trình:
– Nợ TK 622, 627/Có TK 334
– Chi trả: Nợ TK 334/Có TK 111, 112
– Để là chi phí hợp lý được trừ và không bị xuất toán khi tính thuế TNDN cần phải có đầy đủ các thủ tục sau:
+ Hợp đồng lao động.
+ Bảng chấm công hàng tháng.
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó.
+ Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ (Nếu có)...
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu Doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có chữ ký đầy đủ.
⇒ Thiếu 1 trong các nội dung trên cơ quan thuế sẽ loại trừ vì cho rằng đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi Quyết toán thuế.
– Cuối kỳ: kết chuyển sang TK 154: Chi tiết cho các công trình 15401, 15402, 15403,...
+ Nợ TK 154/Có TK 622
– Chi phí nhân công trong Dự toán với thực tế thi công có thể xuất chênh lệch so với Dự toán (Có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút) vì thực tế không thể khớp 100% ⇒ Đừng để chênh lệch nhiều quá (Nếu chênh lệch quá cao thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này).
– Nếu chi phí nhân công đưa vào giảm chi phí ⇒ Giảm giá thành ⇒ Giảm giá vốn ⇒ Lãi khi quyết toán thuế thì không vấn đề gì.
– Nhưng nếu chi phí nhân công cao hơn Dự toán thì nếu làm theo đúng chuẩn mực kế toán thì:
+ Loại ngay từ đầu, cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, Trên tờ khai quyết toán TNDN nằm ở Chỉ tiêu B4 của Tờ khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK - Chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x 20%:
+ Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường)
+ Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
– Hoặc vẫn tập hợp vào TK 154 để theo dõi và sau này khi công trình kết thúc thì kết chuyển giá vốn, ghi:
+ Nợ TK 154/Có TK 622
– Nợ TK 632/Có TK 154 (TK 154 = Vật liệu Dự toán + Chênh lệch vượt Dự toán).
3.2. Chi chi phí sản xuất chung:
– Nợ TK 627, 1331
+ Có TK 111, 112, 331, 242,… - Chi phí này phân bổ theo yếu tố nguyên vật liệu xuất dùng
– Phân bổ = (Tiêu chí phân bổ * 100/Tổng TK 621 trong tháng) % * Tổng TK 627 trong tháng
– Cuối kỳ: Kết chuyển sang TK 154: Chi tiết cho các công trình 15401, 15402, 15403,…
+ Nợ TK 154/Có TK 627
– Chi phí sản xuất chung trong Dự toán với thực tế thi công có thể xuất chênh lệch so với Dự toán (Có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút) vì thực tế không thể khớp 100% ⇒ Đừng để chênh lệch nhiều quá (Nếu chênh lệch quá cao thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này). Nếu chi phí sản xuất chung đưa vào giảm chi phí ⇒ Giảm giá thành ⇒ Giảm giá vốn ⇒ Lãi khi quyết toán thuế thì không vấn đề gì.
– Nhưng nếu chi phí sản xuất chung cao hơn Dự toán thì nếu làm theo đúng chuẩn mực kế toán thì:
– Loại ngay từ đầu, cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, Trên tờ khai quyết toán TNDN nằm ở Chỉ tiêu B4 của Tờ khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK - Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế làm tăng doanh thu tính thuế x 20%.
+ Nợ TK 632 - Giá vốn bán hàng (Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ hoặc vượt Dự toán).
+ Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
– Hoặc vẫn tập hợp vào TK 154 để theo dõi và sau này khi công trình kêt thúc thì kết chuyển giá vốn, ghi:
+ Nợ TK 154/Có TK 627
+ Nợ TK 632/Có TK 154 (TK 154 = Vật liệu Dự toán + Chênh lệch vượt Dự toán)
– Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, trên Tờ khai quyết toán TNDN nằm ở Chỉ tiêu B4 = TK 632 chênh lệch vượt Dự toán của tờ khai quyết toán trên phần mềm HTKK - Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế làm tăng Doanh thu tính thuế x 20%.
Sưu tầm
Đạt
----
Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.
>> Xem chi tiết phần mềm: Moka.net.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA
Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818
Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook
Trong bài viết là những điểm doanh nghiệp hay bị cơ quan thuế để ý tới. Doanh nghiệp cần lưu ý.
Bài viết: "HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHI TIẾT TỪNG TÀI KHOẢN". Mời bạn đọc tham khảo.
Nghị quyết hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; hHướng dẫn sử dụng kinh phí nhà nước hỗ trợ pháp lý cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quy định mới về trích lập dự phòng rủi ro tại tổ chức tín dụng; Nhiều quy định mới về đăng kiểm ô tô; Thêm trường hợp được miến phí sử dụng đường bộ,... là 10 chính sách kinh tế mới sẽ có hiệu lực từ tháng 10/2021.