07 điểm mới cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp trong năm 2021

17/04/2021
Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Theo đó, việc thành lập doanh nghiệp từ 2021 sẽ có nhiều thay đổi đáng chú ý mà các tổ chức, cá nhân cần cập nhật.

1. Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu khi thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, trước khi sử dụng doanh nghiệp cần thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng kí kinh doanh (theo quy định tại khoản 2, điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2014). Tuy nhiên, luật doanh nghiệp 2020 đã loại bỏ quy định này, doanh nghiệp không phải làm thủ tục để thông báo mẫu dấu đến cơ quan đăng kí kinh doanh như trước đây

.

Những điểm cần lưu ý trong thành lập doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp được quyết định loại dấu, quyết định số lượng và hình thức, nội dung của doanh nghiệp, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp (quy định tại điều 43, luật doanh nghiệp 2020)

Dấu của doanh nghiệp có thể được làm tại các cơ sở khắc dấu hoặc theo hình thức chữ ký số, đáp ứng quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và chữ ký số.

2. Bổ sung đối tượng không được thành lập doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm 1 đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp đó là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của bộ luật hình sự.

Ngoài ra, Luật doanh nghiệp 2020 còn bổ sung thêm 1 đối tượng không có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp là các đối tượng bị cấm theo quy định của luật phòng chống tham nhũng.

3. Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp và cụm từ “địa điểm kinh doanh”

Theo quy định tại khoản 2, điều 40 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Cụ thể: “Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “chi nhánh”, cụm từ “văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh”

Theo quy định cũ, tên địa điểm kinh doanh không quy định phải có cụm từ “địa điểm kinh doanh”, tuy nhiên theo Luật doanh nghiệp 2020 tên của địa điểm kinh doanh phải bao gồm cụm từ này.

4. Thay đổi mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 4 điều 10 nghị định 122/2020/NĐ-CP, từ ngày 15/10/2020 sẽ thay đổi mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, cụ thể:

Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

Giấy đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên

Giấy đăng ký thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Giấy đăng ký thành lập Công ty cổ phần

Giấy đăng ký thành lập Công ty hợp danh

Thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh

5. Giá trị tài sản góp vốn phải được 50% thành viên chấp thuận nếu do tổ chức thẩm định giá thẩm định

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do tổ chức thẩm định giá định giá

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014: “Giá trị tài sản góp vốn phải được đa số các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận (theo khoản 2 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2014).”

Luật doanh nghiệp 2020 quy định giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận thì giá trị đó mới được chấp thuận (theo quy định khoản 2 điều 36 Luật doanh nghiệp 2020)

6. Doanh nghiệp tư nhân được chuyển thành công ty cổ phần

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp tư nhân chỉ được chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn. Chính vì thế nếu doanh nghiệp muốn chuyển thành công ty cổ phần thì phải chuyển sang công ty TNHH trước rồi sau đó mới chuyển thành công ty cổ phần

Đối với Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được chuyển thẳng thành công ty cổ phần mà không yêu cầu phải chuyển đổi sang công ty TNHH như trước đây

7. Thực hiện liên thông khi đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại khoản 1 điều 3 nghị định 122/2020/NĐ-CP, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia BHXH, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.

Nguồn: sưu tầm

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

>> Xem chi tiết phần mềm:  Moka.net.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

6 bộ chỉ số chính đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp

23/03/2021

Mỗi phép đo lường tài chính cung cấp những đặc điểm riêng biệt về tình hình tài chính của doanh nghiệp như về dòng tiền doanh nghiệp hoặc về báo cáo tài chính. Kết hợp nhiều phương pháp đo lường tài chính khác nhau sẽ tiết lộ nhiều đặc điểm khác nhau về tình hình tài chính doanh nghiệp hơn là việc chỉ xem riêng lẻ từng phép đo.

Nên cắt giảm chi phí nào để tối ưu hóa lợi nhuận cho DN?

22/03/2021

Cắt giảm chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận là nhu cầu của mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, cắt giảm chi phí đôi khi phải gánh chịu nhiều hậu quả còn lớn hơn nhiều so với chi phí vừa được cắt giảm. Vì vậy, cắt giảm chi phí thế nào cho hiệu quả là điều doanh nghiệp cần phải cân nhắc.

Kiến thức phải biết thuế thu nhập cá nhân (TNCN) dành cho giám đốc

20/03/2021

“Chưa quản được tài chính công ty, đừng mong Thành công & Thịnh vượng!”. Bởi sai một li – đi một dặm, những sai lầm trong tài chính có thể khiến doanh nghiệp của bạn phá sản. Làm chủ cơ cấu chi phí, dòng tiền, nắm chắc các kiến thức về thuế sẽ giúp bạn vận hành công ty thuận lợi, thành công hơn. Trong bài viết này, MISA AMIS gửi tới quý lãnh đạo doanh nghiệp những kiến thức cơ bản về thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Facebook