Hệ thống thuế Việt Nam Cần phải biết
19/01/2021
Thuế là nguồn thu chính của Quốc gia. Hiện tại Hệ thống thuế Việt Nam bao gồm các loại thuế sau mà các bạn kế toán thuế cần phải nắm rõ:

Hệ thống thuế Việt Nam có những gì?
1. Thuế tiêu dùng
1.1 Thuế giá trị gia tăng
Là một loại thuế gián thu tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng
1.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt
Là 1 loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt.
1.3 Thuế xuất – nhập khẩu
Là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Đối tượng chịu thuế là: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu các hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá chịu thuế xuất nhập khẩu. Thời Điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
1.4 Thuế bảo vệ môi trường
Là loại thuế gián thu với hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế có trách nhiệm nộp thuế bảo vệ môi trường
2. Thuế thu nhập
2.1 Thuế thu nhâp doanh nghiệp
Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.
2.2 Thuế thu nhập cá nhân
Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế
2.3 Thuế nhà thầu
Là loại thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (không hoạt động theo luật Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam
3. Thuế tài sản
3.1 Thuế tài nguyên
Là loại thuế trực thu tính trên việc sử dụng; khai thác tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quy định. Đối tượng chịu thuế là các loại khoáng sản kim loại; các loại than mỏ; than bùn; dầu khí; khí đốt; khoáng sản tự nhiên; thủy sản tự nhiên và các loại tài nguyên khác như vật liệu xây dựng tự nhiên. Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phục vụ cho hợp đồng sản xuất kinh doanh. Thuế nhà đất, tiền thuê đất là tất cả các tổ chức; cá nhân có quyền sử dụng đất ở; đất xây dựng công trình đều phải nộp thuế nhà, đất. Tất cả các tổ chức; cá nhân thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo quy định. Căn cứ xác định thuế theo khung giá quy định của Nhà nước.
3.2 Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Là loại thuế gián thu được đánh vào việc sử dụng đối với mục đích sản xuất nông nghiệp. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế). Hộ được giao quyền sử dụng đất mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử đất nông nghiệp. Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm: đất trồng trọt, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất có rừng trồng. Căn cứ tính thuế là diện tích đất, hạng đất và định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất. Việc phân hạng đất căn cứ vào các yếu tố: chất đất, vị trí của đất, địa hình của đất, khí hậu, thời tiết, điều kiện tưới tiêu. Thuế sử dụng đất nông nghiệp có thể được miễn hoặc giảm theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
3.4 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Là loại thuế đánh vào đối tượng sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp
3.5 Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Là thuế đánh trên việc chuyển đổi, chuyển nhượng cho người khác quyền sử dụng đất của mình theo quy định của pháp luật. Thuế chuyển quyền sử dụng đất là một loại thuế trực thu nhằm huy động vào ngân sách Nhà nước một phần thu nhập của người sử dụng đất khi chuyển quyền sử dụng đất.
4. Phí và lệ phí khác
4.1 Lệ phí môn bài
Là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm hàng năm Nhà nước tiến hành thu thuế môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể; các doanh nghiệp; công ty tư nhân; Hợp tác xã; các tổ chức làm kinh tế khác.
4.2 Lệ phí trước bạ
Là phí mà mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất; phương tiện vận tải,… đều phải nộp. Phí trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó.
Xem thêm: Khái niệm báo cáo tài chính là gì? Khi nào phải nộp? Ý nghĩa của BCTC
----
MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA
Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA
Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818
Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook