Công nghệ QR Code mã vạch cho tương lai

01/02/2020
Bạn đã bao giờ đăng nhập Zalo trên máy tính mà chỉ bằng thao tác quét qua ô vuông ký tự, bạn đã bao giờ thanh toán mua hàng mà chỉ cần dùng điện thoại quét qua một ô vuông ký tự chồng chéo nhau… Ô vuông đó bắt đầu xuất hiện khắp mọi nơi như nhãn bìa sản phẩm và gần như là phương thức nhận diện chủ yếu cho ứng dụng di động. Đối chính là QR Code – mã vạch thế hệ mới

QR Code là gì?

QR Code, viết tắt của Quick response code (tạm dịch “Mã phản hồi nhanh”) hay còn gọi là mã vạch ma trận (matrix-barcode) là dạng mã vạch hai chiều (2D) có thể được đọc bởi một máy đọc mã vạch hay smartphone (điện thoại thông minh) có chức năng chụp ảnh (camera) với ứng dụng chuyên biệt để quét mã vạch QR Code (mã QR) được tạo ra bởi Denso Wave (công ty con của Toyota) vào năm 1994, có hình dạng bao gồm các điểm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên nền trắng. QR Code có thể được đọc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống.

Một mã QR có thể chứa đựng thông tin một địa chỉ web (URL), thời gian diễn ra một sự kiện, thông tin liên hệ (như vCard), địa chỉ email, tin nhắn SMS, nội dung ký tự văn bản hay thậm chí là thông tin định vị vị trí địa lý. Tùy thuộc thiết bị đọc mã QR mà bạn dùng khi quét, nó sẽ dẫn bạn tới một trang web, gọi đến một số điện thoại, xem một tin nhắn…

Mã QR khác mã vạch truyền thống ra sao?

Mã QR cũng tương tự mã vạch truyền thống bạn thường thấy trên các thùng hàng, các sản phẩm được người bán lẻ theo dõi quản lý kho hàng và giá sản phẩm trong kinh doanh. Điểm khác nhau giữa mã QR và mã vạch truyền thống là lượng dữ liệu chúng nắm giữ hay chia sẻ.

Các mã vạch truyền thống có các đường vạch thẳng dài một chiều và chỉ có thể lưu giữ 20 số chữ số, trong khi các mã QR hai chiều có thể lưu giữ thông tin hàng ngàn ký tự chữ số. Mã QR nắm giữ nhiều thông tin hơn và tính chất dễ dùng sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp nhỏ.

Tạo mã QR ra sao?

Mã QR có thể được in ở bất kỳ máy in nào tương thích mã QR. Phần mềm chạy trên hệ điều hành Windows có thể được dùng để tạo mã QR rồi in ở bất kỳ máy in nào tương thích với PC dùng Windows.

Mọi người đều có thể tạo mã QR cho riêng mình hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần gõ từ khóa “QR code generator” trên công cụ tìm kiếm bạn sẽ tìm được rất nhiều công cụ trực tuyến giúp tạo mã QR. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo công cụ đáng tin cậy Kaywa được tạo bởi Datamatrix, Qurify hay Delivr. Có thể sáng tạo hơn cho mã QR với màu sắc cùng các tùy chọn tại Kerem Erkan hoặc QRStuff.

Mã QR đi vào đời sống

Tuy còn xa lạ với mọi người nhưng Mã QR đã và đang đi vào đời sống hiện đại, hiện diện ở khắp nơi, từ những cao ốc lớn đến những namecard trao tay, từ những thiếp mời các sự kiện công nghệ, hội thảo hay chỉ đơn giản là để nhập thêm bạn trên BlackBerry Messenger (quét mã QR để nhận dạng số PIN).

Mã QR đang rất được giới marketing và quảng cáo chuộng dùng cho các ý tưởng quảng cáo tạp chí, trên các băng ghế công viên, xe buýt, đóng gói sản phẩm hay bất kỳ sản phẩm vật lý nào mà người tiêu dùng muốn tìm hiểu thêm thông tin về nó. Ví dụ bạn có thể nối kết website của mình lên namecard, tờ rơi quảng cáo có thể nối kết một website như Google Maps để chỉ dẫn hướng đi. Tiện lợi hơn, khi tham dự một buổi hội thảo hay triển lãm, bạn có thể quét mã QR do ban tổ chức cung cấp để nó dẫn đến một tập tin video hay audio giới thiệu thêm thông tin chi tiết.

Tính khả thi và tiềm năng của Mã QR là vô hạn chứ không chỉ gói gọn trong một phạm vi hay lĩnh vực. Bạn sẽ sớm bắt gặp Mã QR hiện diện khắp mọi nơi và đây có thể là cách nhận dạng, truy xuất thông tin mới trong xã hội hiện đại.

----

MỜI BẠN ĐỌC DÙNG THỬ PHẦN MỀM KẾ TOÁN MOKA

Phần mềm tiện ích, kiểm soát tốt chứng từ và lên Báo cáo tài chính chuẩn xác.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA

Địa chỉ VPGD: Tầng 6, Số 7 Tôn Thất Thuyết, P.Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 032 88 11 399 -- Tư vấn: 024 2283 1818

Email: cskhmoka@gmail.com || Facebook: Phần Mềm Kế Toán Moka | Facebook



Bài viết khác

Khái niệm phần mềm kế toán - lợi ích nó đem lại cho kế toán?

15/04/2021

Hằng ngày, các kế toán phải làm nhiều việc trong một lúc như: ghi chép các nghiệp vụ, hoạt động phát sinh hàng ngày của doanh nghiệp; hệ thống các chứng từ kế toán vào sổ sách; tổng hợp các số liệu để báo cáo,… Các số liệu nhiều và phức tạp lên từng ngày khiến cho công việc của kế toán ngày càng khó khăn. Ngày nay sự phát triển công nghệ khoa học kỹ thuật, phần mềm kế toán ra đời như một giải pháp tuyệt vời cho công tác quản trị tài chính.

So sánh phần mềm kế toán MOKA và phần mềm kế toán EXCEL

26/02/2021

Phần mềm Excel đã được coi là trợ thủ đắc lực trong công việc văn phòng với sự tiện dụng và tính tùy biến cao .Tuy nhiên, phần mềm Excel vẫn còn một số hạn chế như tính bảo mật thấp, quá trình xử lý tập tin chậm và khó kiểm soát khi nhiều số liệu. Phần mềm kế toán Moka sẽ đưa ra so sánh trên cái nhìn khách quan nhất.

Quản lý TSCĐ đơn giản hiệu quả trên phần mềm Moka Accounting

07/01/2021

Đối với mỗi doanh nghiệp việc quản lý TSCĐ là một việc rất quan trọng. Người kế toán cần phải xác định tư liệu lao động như thế nào được coi là Tài sản cố định. Kế toán cần có phương án tổ chức mở thẻ theo dõi tài cố định về nguyên giá; số kỳ khấu hao; giá trị khấu hao; giá trị còn lại … và phân loại Tài cố định cố định

Facebook